Ý nghĩa của việc khói nhang cho ngày Tết

Thắp hương ngày Tết Thắp hương ngày Tết là một tục lệ và đã trở thành nét đẹp văn hóa đã tồn tại hàng ngày năm qua trong mỗi gia đình Việt. Nén hương (nhang) được coi là sợi chỉ linh thiêng gắn kết giữa con người và thế giới tâm linh.

Việc nhang khói cho bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.

 

Thắp hương ngày Tết Thắp hương ngày Tết là một tục lệ và đã trở thành nét đẹp văn hóa đã tồn tại hàng ngàỳ năm qua trong mỗi gia đình Việt. Nén hương (nhang) được coi là sợi chỉ linh thiêng gắn kết giữa con người và thế giới tâm linh. Việc thắp hương thường được tiến hành vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, những dịp lễ, giỗ và đặc biệt là dịp Tết nguyên đán hàng năm.

 

Những ngày cuối năm, mọi người mọi nhà lại tất bật dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ dùng để chuẩn bị cho những ngày Tết, trong đó không ai không mua thêm những thẻ hương về để cúng thần Phật tổ tiên. Không khí Tết ngay đêm giao thừa khi trời đất chuyển dời năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần đoàn tụ, nén hương thơm thắp trên bàn thờ gia tiên mời ông bà tổ tiên về dự Tết với con cháu là những điều mà mỗi người đều được trải qua và không bao giờ có thể nhạt phai trong tâm trí mỗi lần nhắc về Tết. Trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đều luôn tin về sự tồn tại của thế giới bên kia, một thế giới vô hình trong không gian vô định. Ở đó có những người thân yêu đã rời xa nhưng vẫn hướng về và luôn bên ta hằng ngày. Thắp hương ngày Tết là cách để người sống giao hòa cùng người thân đã mất, mỗi năm một lần về ăn Tết đầm ấm bên gia đình.

 

Khi nói đến tục lệ thắp hương, có từ bao giờ, do ai sáng tạo ra thì chưa có một câu trả lời thỏa đáng, chỉ biết rằng người Việt Nam từ ngàn đời qua vẫn duy trì nét văn hóa đó, dù nghèo khó hay giàu sang. Nhiều người vẫn có thói quen khi đi xa về đến nhà, lấy nén hương thắp lên bàn thờ tổ. Người sắp lên tàu xe đi làm ăn, đi học cũng thắp hương để cầu mong đi đường bình an suôn sẻ. Rất nhiều vùng dân cư ở Nam Bộ, người ta còn thắp nhang cho từng gốc cây, ụ mối, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh.

 

Ngày Tết đi lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc, những ông già, bà lão, các nam nữ thanh niên… khi thắp nhang lên bàn thờ Phật, miệng thường lâm râm khấn vái, cầu nguyện một năm mới được an khang thịnh vượng, phúc lộc khương ninh… Có thể nói đây là nét văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đã đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

 

Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, Tết đến mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân.