Tục bán khoán con lên chùa có dễ nuôi không?

Thông thường thì em bé được bán cho Đức Ông ở chùa có tượng mặt đỏ, trùm vải đỏ, trông nghiêm nghị đầy thần khí, đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.

Bán khoán con lên chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch) nên phải bán khoán con cho nhà chùa mới giải tai được. 

Theo quan niệm dân gian, khi đứa trẻ sinh ra phạm vào các giờ hung như: giờ Thiết xà, giờ Kim tỏa, giờ Quan sát, người ta thường đem lên chùa bán khoán cho các vị thánh như: Đức Thánh Trần, Đức Phạm Ngũ Lão, Đức Ông…

 

Thông thường thì em bé được bán cho Đức Ông ở chùa có tượng mặt đỏ, trùm vải đỏ, trông nghiêm nghị đầy thần khí, đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.

Khi tiến hành bán khoán, bố mẹ đứa trẻ lên chùa nhờ vị trụ trì hay người trông coi tại đó viết sớ, ghi rõ tên tuổi đứa trẻ, ngày tháng, năm sinh , giờ sinh bán cho Đức Thanh tên là gì…kèm với mâm lễ vật (thường thì là lễ mặn, như xôi gà, trầu rượu, vàng hương), đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới, khung cúng xong (2/3 hương) thì đem hóa vàng và sớ

Thời gian bán khoán thường từ 10-12 năm, có khi đến 20 tuổi, sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.

Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh, các ngày lễ trọng hàng năm: Rằm Tháng Giêng, rằm Tháng Bảy, Tết Nguyên Đán, bố mẹ và đứa trẻ đến Đền, Chùa thắp hương khấn lễ “Cha Nuôi”.

Những đứa trẻ sinh vào những giờ sau thì phạm vào các giờ hung phải bán khoán:

1. Phạm giờ Thiết Xà

Sinh năm: Dần, Ngọ, Tuất: sinh vào giờ Tỵ
Sinh năm: Tỵ, Dậu, Sửu: sinh vào giờ Dần
Sinh năm: Thân, Tý, Thìn: sinh vào giờ Tỵ
Sinh năm: Hợi, Mão, Mùi, Thìn: sinh vào giờ Mùi

2. Phạm giờ Kim Tỏa

Tháng Giêng: Sinh vào giờ Thân, giờ Mão
Tháng Ba, tháng Tám: sinh vào giờ Tuất
Tháng Năm, tháng Một: sinh vào giờ Tý
Tháng sáu, tháng Chạp: sinh vào giờ Sửu

3. Phạm giờ Quan Sát

Tháng Giêng: sinh vào giờ Tý
Tháng Hai: sinh vào giờ Thìn
Tháng Ba: sinh vào giờ Mão
Tháng Tư: sinh vào giờ Dần
Tháng Năm: sinh vào giờ Sửu
Tháng Sáu: sinh vào giờ Tý
Tháng Bảy: sinh vào giờ Hợi
Tháng Tám: sinh vào giờ Tuất
Tháng Chín: sinh vào giờ Dậu
Tháng Mười: sinh vào giờ Thân
Tháng Mười Một: sinh vào giờ Mùi
Tháng Chạp: sinh vào giờ Ngọ

Ngoài Tục bán Khoán là cách bảo vệ trẻ sơ sinh thì còn có các tục lệ khác bảo vệ trẻ sơ sinh như sau:

Mỗi khi mang đứa trẻ ra khỏi nhà, nên bôi nhọ nồi lên mặt trẻ để “tà ma” không ám vào. Nếu gặp người lạ mà sau đó đứa trẻ khóc nhiều, người nhà cho rằng gặp vía dữ, khi người khách đi khỏi bố mẹ tiến hành “đốt vía dữ” đó đi.
Có những đứa trẻ cứ đêm là khóc, gọi là khóc “dạ đề”. Muốn làm cho đứa trẻ khỏi khóc, người ta lấy chiếc cọc chuồng lợn nhà hàng xóm để dưới gầm giường.
Có đứa trẻ ngủ li bì không dậy, người ta xin một vài sợi tóc mai của người ngoài nhà phẩy vào miệng đứa trẻ, đứa trẻ sẽ thức dậy
Nếu đứa trẻ hay trớ, người ta lấy nước lòng đò (thuyền) cho uống
Đứa trẻ hay nấc, lấy là trầu không ở ngọn dán vào trán sẽ khỏi. Nghe nói, nếu đứa trẻ nào sài đẹn, họ bế đi xung quanh mả mới để bỏ lại sài đẹn nơi đấy.
Dân giang kiêng không cho trẻ nhỏ mới sinh soi gường vì cho rằng làm như vậy đứa trẻ chậm biết nói.
Khi gặp đứa trẻ mới sinh khỏe mạnh, mũm mĩm không được khen.