Tục khai bút đầu xuân

Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút. Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ.

Vào những ngày đầu xuân, những người có học còn có tục "khai bút tân xuân". Sự "khai bút" này nhằm mong mỏi đón nhận được mọi sự tốt lành nhân năm mới tới. 

Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút. Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm... "khai bút đại cát" hay "tân xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn). 

Đối với những danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng xuân. 

 

 

Những người có chức vụ lớn như Tổng đốc, Tuần phủ, Tri phủ, Tri huyện... thì có lên Khai ấn và Khai triện. Ấn và triện là những con dấu của những người giữ chức vụ chỉ huy trong chính quyền. Các vị này nhân đầu năm làm lễ khai ấn, triện bằng cách đóng dấu vào những giấy tờ công văn để cầu mong cho "thiên hạ thái bình" và dân chúng được "an cư lạc nghiệp". 

Lễ khai ấn và khai triện thường được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng âm lịch. Đối với các quan võ thì có tục Khai kiếm nghĩa là dùng gươm chọc huyết (trâu, bò) hay cắt tiết (lợn, gà, vịt) các con vật dùng trong các tế lễ... Còn dân chúng thì tùy theo nghề nghiệp của mình cũng làm lễ Khai trương cửa hàng hay công việc của mình bằng lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư" (thường là vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch).

Đối với nhiều người tục khai bút không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng từ bao lâu nay, nó vẫn được mọi người đề cập đến nhiều trong cuộc sống, nhất là những ngày đầu năm. Và, không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để Ịàm việc này, từ ngày mồng một Tết cho đến những ngày sau đó.

Khai bút đại cát – người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau.

Đa phần sau thời khắc giao thừa, mọi người thường chọn giờ hoàng đạo bất kể mồng một là ngày tốt hay xấu để khai bút. Các quan chức, nho sĩ, học trò chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông, và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm. Bên án thư, người ta đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa hòa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa. Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng. Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. Khi bài khai bút là những câu đối thì sẽ được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách. Nói chung, lễ khai bút là một phong tục đẹp của người Việt Nam với mong muốn hướng tới tinh thần trọng ngôn quý ngữ.

Ngoài phong tục Khai bút vào dịp Tết, người Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu xuân. Vào giờ khắc giao thừa, người Việt ta tin rằng cầu xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưỏng suốt trong năm. Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp có tục xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.

Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điều lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy. Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nưóc. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn… ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ.

Gác thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho ngưòi xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ “theo ước nguyện của người xin. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.

Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Văn Miếu Quôc Tử Giám, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo… Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.

Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày đầu xuân có đến nửa sân chen chúc những cô tú, cậu tú đương đại hoặc tương lai quanh các thầy đồ cho chữ. Bàn thầy đồ có ghi số, mỗi bàn một thầy, cạnh đấy là nơi bán giấy. Cả hai nơi này đều bị quây chặt bởi người mộ chữ. Để ý kỹ sẽ thấy các thầy đồ còn rất trẻ. Vui nhất là những cô cậu đang tuổi cắp sách. Có cô cậu còn phải theo bố mẹ vì sợ lạc. Họ chen nhau mua giấy rồi lại chen nhau xin chữ. Với khuôn mặt mướt mát mồ hôi, họ hả hê mang các tờ giấy có chữ ra sân. Thật đẹp là cảnh các cô bé, cậu bé trải giấy xuống nền sân gạch bát để phơi chữ cho khô. Có cô cậu vì sốt ruột quá đã phải lấy mũ và khăn ra quạt cho chữ chóng khô.

Trong số chữ ấy có chữ Đạt, chữ Đăng Khoa, chữ Tâm… Đây là những chữ để làm người me cha mong muốn. Chữ Tâm là bậc nhất, gần gũi và thiết thực. Điều này lứa tuổi nào cũng cần, cũng phải có. Nhẫn là chữ được nhiều người ở nhiều lứa tuổi kháo nhau xin. Xem ra không phải tất cả những người xin chữ này đều hợp, đều đúng. Có người bảo người thành đạt cần có chữ Nhẫn treo trước mặt để luôn tỉnh táo trong công việc. Có người lại bảo chữ Nhẫn là để dùng cho người mối bước vào đợi, mới có công ăn việc làm. Nhẫn đây là nhẫn nại, nhẫn chịu. Người xin chữ đều có cái lý, cái tình riêng của mình. Mấy năm nay khi phong trào xin chữ đầu năm thịnh hành thì chữ Nhẫn được tuổi trẻ xin nhiều.

Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đốỉ với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời rao.