Phong tục Bày mâm ngũ quả ngày Tết
Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,…
Người Việt Nam luôn luôn trọng lễ nghĩa. Bất kỳ lễ lạt nào đều có những nghi thức đề cáo tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà.
Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Hồng Kông, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5.
Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,…
Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.
Quả (trái) – biểu tượng của sung túc. Trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử-hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn.
Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế…
Trong văn hoá, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng – hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên…
Trong mâm ngũ quả thường thấy có Mãng Cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý. Có Dừa, vì lối phát âm “dừa” của người miền Nam đọc trại tương tự cho chữ “vừa”, có nghĩa là không thiếu. Có Sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. Và Đu Đủ, vì đó có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ thịnh vượng.
Ngoài ra còn có Xoài, vì âm “xoài” na ná đọc trại như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Do đó ngày Tết nhìn mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác sẽ vô cùng đẹp mắt như: dưa hấu, táo, đào tiên, quýt,…
Ở miền Nam, trong mâm ngũ quả thường thấy có mãng cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý:
• Có dừa, vì lối phát âm “dừa” của người miền nam đọc tương tự như chữ “vừa”, có nghĩa là không thiếu. Có sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
• Và đu đủ, vì đó có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ thịnh vượng. Ngoài ra còn có xoài, vì âm “xoài” na ná đọc như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Do đó ngày Tết nhìn mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác sẽ vô cùng đẹp mắt như: dưa hấu, táo, đào tiên,…
Khác với người miền nam, đặc trưng của mâm ngũ quả của người miền Bắc là:
• Đầu tiên là chuối xanh – ứng-với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc.
• Thứ hai là quả phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuôi. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được chưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
• Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng vối mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, quả trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông I hành thủy) như mận, hồng xiêm…
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ gia tiên, kể cả quả ớt mang vị cay, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…
Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, mỗi căn hộ, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn. Tết nếu thiếu bàn thờ thì cái hoang tàn xô đến, niềm cô quạnh dâng đầy, và hình như ta không còn là ngưòi dân Việt nghìn năm trọng tình, hiếu nghĩa, biết ơn tiên tổ nữa. Bàn thờ có chân đèn, chân nến, lư đồng, đài nước, hộp sắc vua phong, tam sự hay ngũ sự… Và ngày Tết, không thể thiếu hương sắc, hình ảnh của mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cứng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưõng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.